BGI Materials “Trao giá trị – nhận niềm tin”
Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng BGI là công ty thành viên của BGI Group. Trạm bê tông được đặt tại: Tiểu KCN Làng nghề Dạ Lê, phường Thuỷ Phương, thị xã Hương Thuỷ , tỉnh Thừa Thiên Huế . Trong những ngày qua dịch lại bùng phát ở khắp mọi tỉnh thành trên cả nước, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhưng với tinh thần làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ kinh nghiệm lâu năm trong ngành, cũng như được sự tin tưởng của quý khách hàng, trạm bê tông BGI Materials luôn nhận được nhiều dự án phân phối cấp bê tông.
Trong tháng 4 vừa qua, Công ty đã ký được nhiều Hợp đồng cung cấp bê tông với nhiều công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó phải kể đến dự án Khách sạn 17 tầng – LAVELA THỦY THANH – HUẾ với tổng khối lượng 15.000 M3 bê tông.
Một số hình ảnh Trạm bê tông Huế cấp hàng xuyên đêm để kịp tiến độ dự án:Phiếu lấy ý kiến cổ đông và Dự thảo Nghị quyết ĐHĐCĐ
Nội dung Phiếu lấy ý kiến cổ đông và Dự thảo Nghị quyết ĐHĐCĐ:Phiếu lấy ý kiến cổ đông và Dự thảo NQ ĐHĐCĐ
56 dự án giao thông đang và sắp được rót vốn ở Thừa Thiên Huế, có đường ven biển 4.500 tỷ
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Thừa Thiên Huế dự kiến khởi công và đưa vào khai thác 56 dự án giao thông với tổng vốn đầu tư hơn 13.000 tỷ đồng. Trong đó có một số dự án đáng chú ý như: tuyến đường bộ ven biển 4.500 tỷ đồng; đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương 2.000 tỷ đồng; đường vành đai 3 là 1.500 tỷ đồng hay đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài hơn 750 tỷ đồng.
Tại kỳ họp chuyên đề thứ 11 khóa VII, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết nghị thông qua dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2021 tại địa phương. Theo đó, dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2021 của tỉnh là 7.834 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn ngân sách trung ương là 2.821 tỷ đồng.
Vốn nước ngoài là 721 tỷ đồng (trong đó, vốn ODA là 622 tỷ đồng, vốn nước ngoài giải ngân theo cơ chế trong nước là 99 tỷ đồng). Nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương là 3.090 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong lĩnh vực giao thông, theo Nghị quyết trên có 56 dự án dự kiến khởi công và hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm các dự án giao thông chuyển tiếp hoàn thành năm 2021, chính khởi công mới năm 2021 và chuyển tiếp sang giai đoạn 2021 - 2025 với tổng vốn đầu tư hơn 13.000 tỷ đồng.
Một số dự án điển hình có vốn đầu tư cao dự kiến khởi công trong năm 2021 có thể kể đến như tuyến đường bộ ven biển từ huyện Phong Điền đến huyện Phú Lộc với tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng.
Theo Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thừa Thiên Huế, tuyến đường này có tổng chiều dài 127 km, trong đó có một số đoạn trùng với tuyến quốc lộ 49B nên tổng chiều dài toàn tuyến hiện còn 85 km. Riêng cầu mới xây dựng vượt cửa biển Thuận An (nối xã Hải Dương với thị trấn Thuận An) có chiều dài 1,5 km với kinh phí dự kiến 1.200 tỷ đồng.
Đến nay, tuyến đường ven biển qua Thừa Thiên Huế đi trùng với quốc lộ 49B đã cơ bản được Bộ GTVT đầu tư phù hợp theo quy hoạch.
Đối với các tuyến đường ven biển đi trùng với tỉnh lộ, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đang phối hợp các bộ, ngành để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí vốn để làm cơ sở triển khai.
Một dự án khác cũng có số vốn đầu tư lớn như dự án đầu tư xây dựng đường Tố Hữu nối dài 10,26 km đi sân bay Phú Bài với điểm đầu tuyến tại nút Tố Hữu - Võ Văn Kiệt (Thủy Dương - Thuận An), điểm cuối tuyến tại nút giao đường Thuận Hóa với quốc lộ 1A, bám theo các trục đường quy hoạch và giao với đường tỉnh 3.
Sau đó, tuyến chạy song song với quốc lộ 1A ở phía đông và vuốt nối vào đường Quang Trung (quy mô mặt cắt 27 m), đồng thời mở rộng mặt cắt đường thành 36 m. Đoạn còn lại tuyến bám theo đường Thuận Hóa và đấu nối vào quốc lộ 1A.
Bên cạnh đó, cầu Nguyễn Hoàng qua sông Hương với vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng và đường vành đai 3 là 1.500 tỷ đồng là hai dự án trọng điểm nối liền đôi bờ sông Hương, kết nối sự lưu thông của cư dân bờ tây bắc thành phố Huế là phường Kim Long, Hương Long, Hương Hồ… với bờ tây nam sông Hương.
Cây cầu sau khi hoàn thành sẽ giúp khai thông điểm nghẽn ở trục xoay cầu Dã Viên tại đường Lê Duẩn và đường Kim Long vào giờ cao điểm, đồng thời rút ngắn được khoảng cách, thời gian, đường đi giữa các điểm di tích tại địa phương.
Song song đó, một số ban ngành đơn vị trong tỉnh kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục đầu tư các tuyến đường vành đai, các tuyến giao thông chủ đạo kết nối giữa Khu đô thị mới An Vân Dương với TP Huế, với thị trấn Thuận An và kết nối với sân bay Phú Bài làm động lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
Về cao tốc Cam Lộ - La Sơn, tính đến ngày 15/2, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã giải phóng mặt bằng và bàn giao cho đơn vị thi công 65,9 km/66,4 km, đạt 99,25% kế hoạch.
Đây là dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 qua địa phận tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế có chiều dài xây dựng 98,35 km, trong đó đoạn qua tỉnh Quảng Trị dài 37,3 km, đoạn qua tỉnh Thừa Thiên - Huế dài 61 km; gồm 11 gói thầu xây lắp.
Ảnh: Thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Theo điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tỉnh dành 17.834 ha để phát triển các dự án giao thông vận tải đến hết năm 2020; định hướng đến năm 2030, con số này là 22.025 ha.
Tổng vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông của Thừa Thiên Huế từ năm 2015 đến 2030 khoảng 83.013 tỷ đồng (bao gồm cả trung ương và địa phương), trong đó, giai đoạn 2021 - 2030 là 46.996 tỷ đồng. Riêng vốn đầu tư cho các công trình của địa phương khoảng 40.445 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 27.245 tỷ đồng.
Sau đây là danh sách các dự án giao thông sử dụng vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách trung ương năm 2020 và dự kiến năm 2021, vốn đầu tư theo tiêu chí năm 2021 và vốn từ nguồn thu bán đất, cho thuê đất của tỉnh Thừa Thiên Huế (đvt: triệu đồng).
Xem chi tiết: Danh sách các dự án giao thông sử dụng vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách trung ương năm 2020 và dự kiến năm 2021Thừa Thiên Huế: Đầu tư hơn 750 tỷ đồng dự án đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài
Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài bằng nguồn vốn ngân sách với tổng mức đầu tư dự án khoảng 751.919 triệu đồng, thời gian thực hiện dự án là 4 năm kể từ ngày khởi công.
Theo đó, việc đầu tư xây dựng đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài nhằm mục tiêu từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông trong khu vực, đặc biệt là tuyến đường nối thành phố Huế với cảng hàng không Quốc tế Phú Bài đáp ứng nhu cầu đi lại và vận tải của thành phố Huế và thị xã Hương Thủy, nâng cao năng lực thông hành của tuyến đường nội thị thị trấn Phú Bài, giảm tải cho tuyến Quốc lộ 1A.
Đồng thời phục vụ nhu cầu người dân, tạo điều kiện thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội khu vực, đảm bảo an ninh quốc phòng và từng bước xây dựng và phát triển khu vực của ngõ phía Nam thành phố Huế, đồng thời từng bước góp phần phát triển thị xã Hương Thủy trở thành đô thị loại III; Thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và Khu đô thị mới An Vân Dương nói riêng.
Dự án đầu tư xây dựng Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài có điểm đầu tuyến tại nút giao đường Tố Hữu với đường Võ Văn Kiệt (Thủy Dương - Thuận An). Điểm cuối tuyến tại nút giao đường Thuận Hóa với QL1A. Tổng chiều dài tuyến khoảng 10,26Km. Tuyến cơ bản bám theo các quy hoạch. Tuyến xuất phát từ nút giao đường Tố Hữu với đường Võ Văn Kiệt (Thủy Dương - Thuận An), tuyến bám theo các trục đường quy hoạch và giao với đường tỉnh 3. Sau đó, tuyến chạy song song với Quốc lộ 1A ở phía Đông và vuốt nối vào đường Quang Trung (quy mô mặt cắt 27m) đồng thời mở rộng mặt cắt đường thành 36m. Đoạn còn lại tuyến bám theo đường Thuận Hóa và đấu nối vào Quốc lộ 1A.
Quy mô mặt cắt ngang tuyến đoạn từ điểm đầu dự án đến đường Vân Dương (điểm đầu dự án đường Quang Trung - giai đoạn 2): Bn=5+10,5+5+10,5+5=36m, trong đó: Bề rộng mặt đường: Bm=2x10,5=21m, bề rộng dải phân cách: Bdpc=5m, hè phố rộng: Bh=2x5=10m; Đoạn từ đường Vân Dương đến cuối tuyến: Tận dụng nền mặt đường hiện có và mở rộng đảm bảo bề rộng nền mặt đường theo giai đoạn hoàn thiện: Bn=5+26+5=36m, trong đó: Bề rộng mặt đường: Bm=26m, hè phố rộng: Bh=2x5=10m.
Dự án cũng xây dựng hệ thống thoát nước mưa chạy dọc hai bên tuyến và hệ thống thoát nước ngang địa hình. Xây dựng hệ thống hào kỹ thuật băng ngang đường tại các vị trí nút giao quy hoạch. Xây dựng hệ thống điện chiếu sáng bố trí trên dải phân cách đối với các đoạn có bố trí dải phân cách và hai bên hè phố đối với các đoạn còn lại. Xây dựng hệ thống cấp nước tưới cây dọc tuyến bố trí trên dải phân cách…
Nghị quyết phê duyệt chủ trương đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú BàiThông báo ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền cho cổ đông hiện hữu (Lấy ý kiến bằng văn bản)
Thông báo ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền cho cổ đông hiện hữu (Lấy ý kiến bằng văn bản)
Ký kết hợp đồng tín dụng cho Dự án: BGI TOPAZ GARDEN – ZONE A thuộc Khu đô thị An Vân Dương tỉnh Thừa Thiên Huế
Hôm nay, ngày 25/3/2021 đã diễn ra Lễ ký kết Hợp đồng tín dụng Dự án: BGI TOPAZ GARDEN - ZONE A thuộc Khu đô thị An Vân dương tỉnh Thừa Thiên Huế giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Chi nhánh Nam Định và Công ty Cổ phần Tập đoàn IUC (Công ty thành viên của BGI Group) ngay tại Trụ sở chính của Ngân hàng SHB, chi nhánh Nam Định.
Ảnh: Giám đốc Ngân hàng SHB - CN Nam Định, Ông Nguyễn Tuấn Khải và Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn IUC (Công ty thành viên BGI Group) Bà Nguyễn Thị Hoài Thu
Tham dự Lễ ký kết có đại diện Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) - Chi nhánh Nam Định, Ông Nguyễn Tuấn Khải – Giám đốc SHB Nam Định và đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn IUC, Bà Nguyễn Thị Hoài Thu – Chủ tịch HĐQT. Ngoài ra, buổi lễ còn có sự góp mặt của các lãnh đạo phòng ban và đông đảo cán bộ nhân viên đến từ hai đơn vị.
Ảnh: Lãnh đạo và cán bộ nhân viên của hai đơn vị tham dự buổi lễ ký kết Hợp đồngDựa trên nền tảng uy tín và mối quan hệ hợp tác song hành cùng tầm nhìn chung về thị trường cũng như chữ tâm được đặt lên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh, đồng thời mong muốn đem đến những giá trị an cư tốt nhất cho khách hàng tại Dự án, hai bên đã quyết định ký kết Hợp đồng tín dụng tài trợ Dự án: BGI TOPAZ GARDEN - ZONE A với số tiền là 197 tỷ đồng. Với tiềm lực tài chính sẵn có của BGI Group cộng thêm cam kết tài trợ vốn từ Ngân hàng SHB – Chi nhánh Nam Định; BGI Group đã đảm bảo đầy đủ các nhu cầu vốn cho toàn bộ Dự án trong việc thực hiện, triển khai dự án để đảm bảo đúng tiến độ và thời gian bàn giao sản phẩm cho khách hàng.
Ảnh: Tổng Giám đốc - BGI Group, Ông Bùi Việt Anh phát biểu tại buổi lễPhát biểu tại buổi lễ, Ông Bùi Việt Anh - Tổng Giám đốc BGI Group đã bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến đại diện Ngân hàng SHB - Chi nhánh Nam Định vì đã tin tưởng, hỗ trợ cho Dự án, đồng thời khẳng định hai bên sẽ là đối tác chiến lược của nhau, đảm bảo hợp tác lâu dài, bền vững thông qua sự hỗ trợ để phát huy thế mạnh trên các lĩnh vực hoạt động và kinh doanh, phù hợp với chiến lược kinh doanh của từng bên.
Dự án: BGI TOPAZ GARDEN - ZONE A thuộc Khu đô thị An vân dương tỉnh Thừa Thiên Huế với quy mô diện tích 13,47 ha, tổng mức đầu tư khoảng 630 tỷ đồng với 220 căn shophouse và liền kề, được đầu tư đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh cảnh quan phù hợp với quy hoạch được phê duyệt với thời gian hoàn thành dự kiến vào Quý III năm 2022.
Ảnh: Phối cảnh dự ánThừa Thiên Huế: Triển khai hàng loạt dự án từ nguồn vốn ODA
(Xây dựng) - Năm 2021, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai 18 dự án ODA, với tổng vốn 10.054 tỷ đồng, trong đó có 11 dự án ODA đầu tư và 7 dự án hỗ trợ kỹ thuật từ nguồn không hoàn lại của các nhà tài trợ song phương. Dự án tập trung vào các lĩnh vực cấp thoát nước, phát triển đô thị, nông nghiệp, biến đổi môi trường...
Công trình quảng trường khu hành chính tập trung thành phố Huế. |
Hoàn thành dự án môi trường 24,8 tỷ Yên
Dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế, có tổng kinh phí đầu tư 24,8 tỷ Yên (khoảng 5.052 tỷ đồng) từ nguồn vay ODA Nhật Bản do Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế làm chủ đầu tư, khởi công từ tháng 8/2015. Dự án triển khai trên địa bàn 11 phường ở phía nam thành phố Huế. Dự án xây dựng một nhà máy xử lý nước thải trên diện tích 9,5ha tại phường An Đông, 8 trạm bơm và xây mới hệ thống cống thoát nước hỗn hợp để thu gom nước mưa và nước thải ở khu vực nội thị nam sông Hương.
Mục tiêu dự án nhằm xử lý khoảng 70% lượng nước thải sinh hoạt khu vực nội thị phía Nam thành phố Huế; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải không được kiểm soát, không được xử lý và chống ngập úng cho thành phố… Hiện nay, nhà máy xử lý nước thải đã chính thức đưa vào khai thác và vận hành với lưu lượng nước thải về nhà máy từ 15.000 - 17.000m3/ngày đêm.
Theo ông Nguyễn Thanh Tuấn Anh - Giám đốc Ban Quản lý dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế: Dự án cơ bản hoàn thành, dự kiến quý II/2021 sẽ bàn giao đưa vào sử dụng. Tháng 2/2020, nhà máy xử lý nước thải đã đi vào vận hành, kết quả xử lý đầu ra đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường. Dự án đi vào khai thác giúp giải quyết tình trạng ngập úng cục bộ ở một số tuyến đường trung tâm thành phố Huế, xử lý ô nhiễm môi trường tại một số dòng sông, ao, hồ...
Ông Tuấn Anh cho biết: Kiểm tra dự án, nhà tài trợ đánh giá cao về công tác điều hành dự án của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ những kết quả đạt được, nhà tài trợ đã cam kết tiếp tục tài trợ đầu tư những hạng mục còn lại từ nguồn vốn kết dư của dự án, như: Dự án kè sông; Dự án thu gom nước thải tại Khu Đô thị An Vân Dương... Tổng vốn kết dư còn lại hơn 6 tỷ Yên (khoảng 1.500 tỷ đồng) và thời gian giải ngân đến giữa năm 2024.
Kiểm tra, xử lý các dự án chậm tiến độ
Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế cho biết: Năm 2021, tỉnh đang triển khai 18 dự án ODA với tổng vốn 10.054 tỷ đồng, trong đó có 11 dự án ODA đầu tư với tổng mức đầu tư là 8.206 tỷ đồng (vốn nước ngoài là 6.938 tỷ đồng, chiếm 84,5% tổng mức đầu tư) và 7 dự án hỗ trợ kỹ thuật từ nguồn không hoàn lại của các nhà tài trợ song phương với tổng vốn đầu tư là 1.848.7661 triệu đồng (trong đó vốn nước ngoài 1.555,3 tỷ đồng, chiếm 84,12% tổng mức đầu tư các dự án).
Dự án “Chương trình phát triển các đô thị loại II” (các đô thị xanh) - Tiểu dự án Thừa Thiên Huế có tổng vốn đầu tư hơn 1.617 tỷ đồng do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư, sử dụng vốn vay của ADB và vốn đối ứng trong nước. Dự án có ba hợp phần, trong đó: Hợp phần 1, phòng chống ngập lụt và vệ sinh môi trường; Hợp phần 2, phát triển hệ thống giao thông; Hợp phần 3, tăng cường năng lực và hỗ trợ thực hiện dự án. Thời gian thực hiện 5 năm từ 2020 - 2025, với 7 gói thầu xây lắp lớn và 13 gói thầu tư vấn.
Hệ thống cấp nước khu xử lý rác Phú Sơn (thị xã Hương Thủy); Nạo vét và kè sông An Hòa; Chỉnh trang và xây dựng kè dọc 2 bờ sông An Cựu; Kè sông Như Ý; Hệ thống thoát nước và vỉa hè 4 phường nội thành; Nạo vét và kè hồ Kinh thành Huế; Công viên, cây xanh, quảng trường Khu hành chính tập trung; Cây xanh, vỉa hè, thoát nước điện chiếu sáng các trục sinh thái trung tâm Khu đô thị mới An Vân Dương
Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, giai đoạn 2”, với tổng vốn đầu tư hơn 181 tỷ đồng; Dự án xây dựng và nâng cấp mới 5 bến thuyền sông Hương và 2 bến thuyền tại đầm phá Tam Giang và một số số hạng mục, hạ tầng du lịch bến thuyền Bến Cây Đa - Đá Bạc, đường vào Thiền viện Trúc Lâm (huyện Phú Lộc).
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế: Thường xuyên kiểm tra đôn đốc, xử lý các dự án chậm tiến độ, đặc biệt các dự án trọng điểm. Yêu cầu các chủ đầu tư phải có kế hoạch sử dụng vốn và giải ngân, cam kết đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch thi công cụ thể từng dự án và đăng ký với UBND tỉnh. Các Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư phải thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định; kịp thời báo cáo giải quyết các khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ.
Theo: Cổng điện tử Báo xây dựngChiến thắng 60 ngày thi công móng thiết bị và hệ thống công trình ngầm thuộc hạng mục Civil – Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam
Công ty CP Xây dựng BGI là Công ty thành viên của BGI GROUP, hoạt động chủ yếu là xây lắp với nhiều lĩnh vực về : Các công trình dân dụng, công nghiệp, bưu điện, các công trình thủy lợi, giao thông đường bộ các cấp, sân bay, bến cảng, cầu cống; Các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp; Các công trình đường dây, trạm biến thế đến 110KV; Xây dựng các công trình thủy điện, nhiệt điện; Thi công san lấp nền móng, xử lý nền đất yếu các công trình xây dựng cấp thoát nước; Lắp đặt đường ống công nghệ và áp lực, điện lạnh...
Với bề dày kinh nghiệm cùng với đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý lâu năm trong ngành xây dựng, làm việc nhiều với đối tác nước ngoài, công nhân kỹ thuật lành nghề có tính chuyên nghiệp cao; năng lực về tài chính vững chắc, lực lượng máy móc thiết bị đồng bộ đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu thi công khắt khe nhất.
Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ Công ty Xây dựng BGI rất tự tin khi triển khai các gói thầu có vốn nước ngoài cùng các chuyên gia ngoài nước, bởi Chủ đầu tư nước ngoài luôn đưa ra những nguyên tắc, quy định nghiêm ngặt chặt chẽ trong tất cả các vấn đề: an toàn, chất lượng và đặc biệt là tiến độ thi công.
Năm 2020 là một năm khó khăn đối với tất cả các doanh nghiệp trên cả nước vì đại dịch Covid 19, tuy nhiên Công ty cũng đã ký Hợp đồng triển khai thi công gói thầu: LSP A1 Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam KCN Long Sơn - Bà Rịa - Vũng Tàu (Chủ đầu tư nước ngoài) với Công ty CP dịch vụ lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng công trình dầu khí biển PTSC, giá trị thực hiện 348.308.788.328 VNĐ.
Và với tinh thần thi đua đạt tiến độ gấp rút cho những tháng cuối năm 2020 của Chủ đâu tư, Công ty CP Xây dựng BGI rất tự hào là Công ty đứng đầu về phát động thi đua và hoàn thành xuất sắc tiến độ theo yêu cầu của PTSC:
“60 ngày thi công móng thiết bị và hệ thống công trình ngầm thuộc hạng mục Civil “
Ảnh: GĐ Ban điều hành Ông Đặng Việt Cường nhận giấy khen của PTSC Ảnh: Thi công xuyên đêm phần móng Nhà máy sản xuất Polypropylene và Kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏngBGI Group: Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021
Sáng nay, ngày 19/3/2021 Công ty CP Tập đoàn BGI đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 với nhiều nội dung quan trọng được thông qua với tỷ lệ nhất trí cao.
Theo báo cáo kết quả thẩm tra tư cách cổ đông, số lượng cổ đông tham dự và cổ đông ủy quyền tham dự đại diện cho 21.892.670/24.022.639 cổ phần chiếm 91,13% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự đại hội.
Đại hội đã giới thiệu và thông qua danh sách các thành viên Đoàn Chủ tịch điều hành đại hội, Ban thư ký và Ban kiểm phiếu phục vụ công tác bầu cử đồng thời thông qua Quy chế tổ chức và Chương trình đại hội.
Ảnh: Đoàn Chủ tịch điều hành ĐHĐCĐ thường niên năm 2021.
Ảnh: Đại hội biểu quyết thông qua quy chế, chương trình làm việc, danh sách nhân sự các ban điều hành đại hội
Sau khi nghe báo cáo của Chủ tịch HĐQT về kết quả sản xuất kinh doanh nhiệm kỳ 2017-2021 và báo cáo của Ban Kiểm soát về kết quả kinh doanh của Công ty nhiệm kỳ 2017-2021, kết quả hoạt động của HĐQT, Ban điều hành và kết quả hoạt động của Ban Kiểm soát. Đại hội cũng đã tiến hành thảo luận và biểu quyết (đạt tỷ lệ 100% tán thành) thông qua các nội dung và tờ trình kế hoạch sản xuất kinh doanh, thù lao cho HĐQT năm 2021 và lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập cho năm 2021.
Ảnh: Chủ tịch HĐQT Hoàng Trọng Đức báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh nhiệm kỳ 2017-2021
Ảnh: Trưởng Ban kiểm soát Nguyễn Doãn Dũng báo cáo của Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2021
Theo đó, các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh 2020 đã không đạt so với kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông 2020 đã thông qua do nhiều lý do khách quan đặc biệt là đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng đến kinh tế toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, năm 2020 là năm BGI Group có những bước tiến và đột phá lớn trong việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý của các dự án đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế (02 dự án), tỉnh Hòa Bình (02 dự án) với tổng giá trị thực hiện trên 6.000 tỷ đồng tạo tiền đề cho sự phát triển ổn định và bền vững trong giai đoạn 05 năm tiếp theo.
Ảnh: Tổng Giám đốc Bùi Việt Anh báo cáo kết quả SXKD năm 2020 và kế hoạch SXKD năm 2021
Tiếp theo chương trình Đại hội, các cổ đông tham dự Đại hội đã tiến hành bầu Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2021 – 2026 gồm 5 thành viên: ông Hoàng Trọng Đức, ông Bùi Việt Anh, ông Nguyễn Xuân Sơn, ông Nguyễn Thành Công và ông Hoàng Anh Tú.
Và bầu Ban Kiểm soát bao gồm 3 thành viên: Ông Nguyễn Doãn Dũng, ông Nguyễn Hùng Cường và ông Khúc Ngọc Thành.
Ảnh: Thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2021-2026 ra mắt Đại hội cổ đông.
Tại đại hội, ngay trong phiên họp đầu tiên, Hội đồng Quản trị mới đã bầu ông Hoàng Trọng Đức giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị; ông Nguyễn Doãn Dũng giữ chức Trưởng Ban Kiểm soát.
Ảnh: Chủ tịch HĐQT BGI Group nhiệm kỳ 2021-2026 ông Hoàng Trọng Đức
Sau gần 4 giờ đồng hồ làm việc nghiêm túc, khẩn trương và trách nhiệm, Đại hội đã bế mạc và thành công tốt đẹp.
Với một tinh thần, khí thế mới; Tập thể Lãnh đạo, cán bộ công nhân viên toàn Tập đoàn hy vọng về một sự phát triển ổn định và bền vững của Tập đoàn BGI trong giai đoạn sắp tới.