Tập đoàn BGI (VC7) dự kiến phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên gấp đôi
CTCP Tập đoàn BGI (mã chứng khoán VC7) vừa thông qua việc chỉnh sửa, bổ sung phương án phát hành cổ phiếu chào bán ra công chúng cho cổ đông hiện hữu.
Theo đó, VC7 dự kiến phát hành hơn 24 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 1:1, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được hưởng 1 quyền, cứ 1 quyền sẽ được mua 1 cổ phiếu mới. Giá phát hành là 10.000 đồng/CP. Đây là cổ phiếu phổ thông và không bị hạn chế chuyển nhượng.
Đối với số lượng cổ phiếu còn dư do cổ đông hiện hữu không đăng ký mua hết sẽ được ủy quyền cho HĐQT phân phối cho các đối tượng do HĐQT lựa chọn với giá tối thiểu 10.000 đồng/cp. Lượng cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.
Tỷ lệ chào bán thành công tối thiểu phải đạt 90%, tương ứng số tiền thu được tối thiểu hơn 216,2 tỷ đồng. Trong trường hợp không đạt mức tối thiểu này thì đợt chào bán sẽ bị hủy bỏ theo quy định của pháp luật.
Thời gian chào bán dự kiến trong năm 2021, sau khi nhận được Giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng do UBCK cấp.
Nếu đợt phát hành thành công, Tập đoàn BGI sẽ tăng vốn điều lệ từ 240,23 tỷ đồng lên 480,46 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền dự kiến huy động được từ đợt phát hành sẽ dùng để đầu tư xây dựng Dự án Chỉnh trang khu dân cư tại lô CTR11, CTR12 và khai thác quỹ đất xen ghép, thuộc Khu A – Đô thị mới An Vân Dương.
Biên bản và Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường năm 2021
Biên bản và Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường năm 2021:
BGI Materials: Tiếp bước thành công
Công ty CP Vật liệu xây dựng BGI, với chủ lực là Trạm bê tông tại Huế nhằm cung cấp các sản phẩm bê tông thương phẩm, vật liệu bê tông đúc sẵn, vật liệu cấp phối... cho các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực lân cận. Với quy mô Trạm trộn bao gồm 02 trạm với công suất 60 m3/1h và 90 m3/1h cùng với các trang thiết bị, máy móc hiện đại được đầu tư mới 100%, trong thời gian qua đã cung cấp ra thị trường hàng chục nghìn m3 bê tông thương phẩm đảm bảo theo đúng yêu cầu và chất lượng của Chủ đầu tư.
Với phương châm chất lượng là tiêu chí hàng đầu, Công ty đã nhận được nhiều đơn hàng từ các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó phải kể đến dự án Khu đô thị Ecogarden - Huế. Tại thời điểm hiện tại, Công ty CP Vật liệu xây dựng BGI đang cung cấp bê tông thương phẩm cho 3 khu nhà ở thấp tầng với khối lượng hơn 4.000 m3 và khối lượng sẽ tăng lên hàng chục nghìn khối theo các giai đoạn tiếp theo của dự án.
Một số hình ảnh Trạm bê tông Huế cung cấp cho dự án:Thông báo mời họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2021
Chi tiết nội dung thông báo mời họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2021:Thông báo mời họp ĐHĐCĐ bất thường
BGI Materials “Trao giá trị – nhận niềm tin”
Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng BGI là công ty thành viên của BGI Group. Trạm bê tông được đặt tại: Tiểu KCN Làng nghề Dạ Lê, phường Thuỷ Phương, thị xã Hương Thuỷ , tỉnh Thừa Thiên Huế . Trong những ngày qua dịch lại bùng phát ở khắp mọi tỉnh thành trên cả nước, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhưng với tinh thần làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ kinh nghiệm lâu năm trong ngành, cũng như được sự tin tưởng của quý khách hàng, trạm bê tông BGI Materials luôn nhận được nhiều dự án phân phối cấp bê tông.
Trong tháng 4 vừa qua, Công ty đã ký được nhiều Hợp đồng cung cấp bê tông với nhiều công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó phải kể đến dự án Khách sạn 17 tầng – LAVELA THỦY THANH – HUẾ với tổng khối lượng 15.000 M3 bê tông.
Một số hình ảnh Trạm bê tông Huế cấp hàng xuyên đêm để kịp tiến độ dự án:Phiếu lấy ý kiến cổ đông và Dự thảo Nghị quyết ĐHĐCĐ
Nội dung Phiếu lấy ý kiến cổ đông và Dự thảo Nghị quyết ĐHĐCĐ:Phiếu lấy ý kiến cổ đông và Dự thảo NQ ĐHĐCĐ
56 dự án giao thông đang và sắp được rót vốn ở Thừa Thiên Huế, có đường ven biển 4.500 tỷ
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Thừa Thiên Huế dự kiến khởi công và đưa vào khai thác 56 dự án giao thông với tổng vốn đầu tư hơn 13.000 tỷ đồng. Trong đó có một số dự án đáng chú ý như: tuyến đường bộ ven biển 4.500 tỷ đồng; đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương 2.000 tỷ đồng; đường vành đai 3 là 1.500 tỷ đồng hay đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài hơn 750 tỷ đồng.
Tại kỳ họp chuyên đề thứ 11 khóa VII, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết nghị thông qua dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2021 tại địa phương. Theo đó, dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2021 của tỉnh là 7.834 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn ngân sách trung ương là 2.821 tỷ đồng.
Vốn nước ngoài là 721 tỷ đồng (trong đó, vốn ODA là 622 tỷ đồng, vốn nước ngoài giải ngân theo cơ chế trong nước là 99 tỷ đồng). Nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương là 3.090 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong lĩnh vực giao thông, theo Nghị quyết trên có 56 dự án dự kiến khởi công và hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm các dự án giao thông chuyển tiếp hoàn thành năm 2021, chính khởi công mới năm 2021 và chuyển tiếp sang giai đoạn 2021 - 2025 với tổng vốn đầu tư hơn 13.000 tỷ đồng.
Một số dự án điển hình có vốn đầu tư cao dự kiến khởi công trong năm 2021 có thể kể đến như tuyến đường bộ ven biển từ huyện Phong Điền đến huyện Phú Lộc với tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng.
Theo Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thừa Thiên Huế, tuyến đường này có tổng chiều dài 127 km, trong đó có một số đoạn trùng với tuyến quốc lộ 49B nên tổng chiều dài toàn tuyến hiện còn 85 km. Riêng cầu mới xây dựng vượt cửa biển Thuận An (nối xã Hải Dương với thị trấn Thuận An) có chiều dài 1,5 km với kinh phí dự kiến 1.200 tỷ đồng.
Đến nay, tuyến đường ven biển qua Thừa Thiên Huế đi trùng với quốc lộ 49B đã cơ bản được Bộ GTVT đầu tư phù hợp theo quy hoạch.
Đối với các tuyến đường ven biển đi trùng với tỉnh lộ, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đang phối hợp các bộ, ngành để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí vốn để làm cơ sở triển khai.
Một dự án khác cũng có số vốn đầu tư lớn như dự án đầu tư xây dựng đường Tố Hữu nối dài 10,26 km đi sân bay Phú Bài với điểm đầu tuyến tại nút Tố Hữu - Võ Văn Kiệt (Thủy Dương - Thuận An), điểm cuối tuyến tại nút giao đường Thuận Hóa với quốc lộ 1A, bám theo các trục đường quy hoạch và giao với đường tỉnh 3.
Sau đó, tuyến chạy song song với quốc lộ 1A ở phía đông và vuốt nối vào đường Quang Trung (quy mô mặt cắt 27 m), đồng thời mở rộng mặt cắt đường thành 36 m. Đoạn còn lại tuyến bám theo đường Thuận Hóa và đấu nối vào quốc lộ 1A.
Bên cạnh đó, cầu Nguyễn Hoàng qua sông Hương với vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng và đường vành đai 3 là 1.500 tỷ đồng là hai dự án trọng điểm nối liền đôi bờ sông Hương, kết nối sự lưu thông của cư dân bờ tây bắc thành phố Huế là phường Kim Long, Hương Long, Hương Hồ… với bờ tây nam sông Hương.
Cây cầu sau khi hoàn thành sẽ giúp khai thông điểm nghẽn ở trục xoay cầu Dã Viên tại đường Lê Duẩn và đường Kim Long vào giờ cao điểm, đồng thời rút ngắn được khoảng cách, thời gian, đường đi giữa các điểm di tích tại địa phương.
Song song đó, một số ban ngành đơn vị trong tỉnh kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục đầu tư các tuyến đường vành đai, các tuyến giao thông chủ đạo kết nối giữa Khu đô thị mới An Vân Dương với TP Huế, với thị trấn Thuận An và kết nối với sân bay Phú Bài làm động lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
Về cao tốc Cam Lộ - La Sơn, tính đến ngày 15/2, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã giải phóng mặt bằng và bàn giao cho đơn vị thi công 65,9 km/66,4 km, đạt 99,25% kế hoạch.
Đây là dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 qua địa phận tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế có chiều dài xây dựng 98,35 km, trong đó đoạn qua tỉnh Quảng Trị dài 37,3 km, đoạn qua tỉnh Thừa Thiên - Huế dài 61 km; gồm 11 gói thầu xây lắp.
Ảnh: Thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Theo điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tỉnh dành 17.834 ha để phát triển các dự án giao thông vận tải đến hết năm 2020; định hướng đến năm 2030, con số này là 22.025 ha.
Tổng vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông của Thừa Thiên Huế từ năm 2015 đến 2030 khoảng 83.013 tỷ đồng (bao gồm cả trung ương và địa phương), trong đó, giai đoạn 2021 - 2030 là 46.996 tỷ đồng. Riêng vốn đầu tư cho các công trình của địa phương khoảng 40.445 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 27.245 tỷ đồng.
Sau đây là danh sách các dự án giao thông sử dụng vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách trung ương năm 2020 và dự kiến năm 2021, vốn đầu tư theo tiêu chí năm 2021 và vốn từ nguồn thu bán đất, cho thuê đất của tỉnh Thừa Thiên Huế (đvt: triệu đồng).
Xem chi tiết: Danh sách các dự án giao thông sử dụng vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách trung ương năm 2020 và dự kiến năm 2021Thừa Thiên Huế: Đầu tư hơn 750 tỷ đồng dự án đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài
Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài bằng nguồn vốn ngân sách với tổng mức đầu tư dự án khoảng 751.919 triệu đồng, thời gian thực hiện dự án là 4 năm kể từ ngày khởi công.
Theo đó, việc đầu tư xây dựng đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài nhằm mục tiêu từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông trong khu vực, đặc biệt là tuyến đường nối thành phố Huế với cảng hàng không Quốc tế Phú Bài đáp ứng nhu cầu đi lại và vận tải của thành phố Huế và thị xã Hương Thủy, nâng cao năng lực thông hành của tuyến đường nội thị thị trấn Phú Bài, giảm tải cho tuyến Quốc lộ 1A.
Đồng thời phục vụ nhu cầu người dân, tạo điều kiện thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội khu vực, đảm bảo an ninh quốc phòng và từng bước xây dựng và phát triển khu vực của ngõ phía Nam thành phố Huế, đồng thời từng bước góp phần phát triển thị xã Hương Thủy trở thành đô thị loại III; Thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và Khu đô thị mới An Vân Dương nói riêng.
Dự án đầu tư xây dựng Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài có điểm đầu tuyến tại nút giao đường Tố Hữu với đường Võ Văn Kiệt (Thủy Dương - Thuận An). Điểm cuối tuyến tại nút giao đường Thuận Hóa với QL1A. Tổng chiều dài tuyến khoảng 10,26Km. Tuyến cơ bản bám theo các quy hoạch. Tuyến xuất phát từ nút giao đường Tố Hữu với đường Võ Văn Kiệt (Thủy Dương - Thuận An), tuyến bám theo các trục đường quy hoạch và giao với đường tỉnh 3. Sau đó, tuyến chạy song song với Quốc lộ 1A ở phía Đông và vuốt nối vào đường Quang Trung (quy mô mặt cắt 27m) đồng thời mở rộng mặt cắt đường thành 36m. Đoạn còn lại tuyến bám theo đường Thuận Hóa và đấu nối vào Quốc lộ 1A.
Quy mô mặt cắt ngang tuyến đoạn từ điểm đầu dự án đến đường Vân Dương (điểm đầu dự án đường Quang Trung - giai đoạn 2): Bn=5+10,5+5+10,5+5=36m, trong đó: Bề rộng mặt đường: Bm=2x10,5=21m, bề rộng dải phân cách: Bdpc=5m, hè phố rộng: Bh=2x5=10m; Đoạn từ đường Vân Dương đến cuối tuyến: Tận dụng nền mặt đường hiện có và mở rộng đảm bảo bề rộng nền mặt đường theo giai đoạn hoàn thiện: Bn=5+26+5=36m, trong đó: Bề rộng mặt đường: Bm=26m, hè phố rộng: Bh=2x5=10m.
Dự án cũng xây dựng hệ thống thoát nước mưa chạy dọc hai bên tuyến và hệ thống thoát nước ngang địa hình. Xây dựng hệ thống hào kỹ thuật băng ngang đường tại các vị trí nút giao quy hoạch. Xây dựng hệ thống điện chiếu sáng bố trí trên dải phân cách đối với các đoạn có bố trí dải phân cách và hai bên hè phố đối với các đoạn còn lại. Xây dựng hệ thống cấp nước tưới cây dọc tuyến bố trí trên dải phân cách…
Nghị quyết phê duyệt chủ trương đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú BàiThông báo ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền cho cổ đông hiện hữu (Lấy ý kiến bằng văn bản)
Thông báo ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền cho cổ đông hiện hữu (Lấy ý kiến bằng văn bản)
Ký kết hợp đồng tín dụng cho Dự án: BGI TOPAZ GARDEN – ZONE A thuộc Khu đô thị An Vân Dương tỉnh Thừa Thiên Huế
Hôm nay, ngày 25/3/2021 đã diễn ra Lễ ký kết Hợp đồng tín dụng Dự án: BGI TOPAZ GARDEN - ZONE A thuộc Khu đô thị An Vân dương tỉnh Thừa Thiên Huế giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Chi nhánh Nam Định và Công ty Cổ phần Tập đoàn IUC (Công ty thành viên của BGI Group) ngay tại Trụ sở chính của Ngân hàng SHB, chi nhánh Nam Định.
Ảnh: Giám đốc Ngân hàng SHB - CN Nam Định, Ông Nguyễn Tuấn Khải và Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn IUC (Công ty thành viên BGI Group) Bà Nguyễn Thị Hoài Thu
Tham dự Lễ ký kết có đại diện Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) - Chi nhánh Nam Định, Ông Nguyễn Tuấn Khải – Giám đốc SHB Nam Định và đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn IUC, Bà Nguyễn Thị Hoài Thu – Chủ tịch HĐQT. Ngoài ra, buổi lễ còn có sự góp mặt của các lãnh đạo phòng ban và đông đảo cán bộ nhân viên đến từ hai đơn vị.
Ảnh: Lãnh đạo và cán bộ nhân viên của hai đơn vị tham dự buổi lễ ký kết Hợp đồngDựa trên nền tảng uy tín và mối quan hệ hợp tác song hành cùng tầm nhìn chung về thị trường cũng như chữ tâm được đặt lên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh, đồng thời mong muốn đem đến những giá trị an cư tốt nhất cho khách hàng tại Dự án, hai bên đã quyết định ký kết Hợp đồng tín dụng tài trợ Dự án: BGI TOPAZ GARDEN - ZONE A với số tiền là 197 tỷ đồng. Với tiềm lực tài chính sẵn có của BGI Group cộng thêm cam kết tài trợ vốn từ Ngân hàng SHB – Chi nhánh Nam Định; BGI Group đã đảm bảo đầy đủ các nhu cầu vốn cho toàn bộ Dự án trong việc thực hiện, triển khai dự án để đảm bảo đúng tiến độ và thời gian bàn giao sản phẩm cho khách hàng.
Ảnh: Tổng Giám đốc - BGI Group, Ông Bùi Việt Anh phát biểu tại buổi lễPhát biểu tại buổi lễ, Ông Bùi Việt Anh - Tổng Giám đốc BGI Group đã bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến đại diện Ngân hàng SHB - Chi nhánh Nam Định vì đã tin tưởng, hỗ trợ cho Dự án, đồng thời khẳng định hai bên sẽ là đối tác chiến lược của nhau, đảm bảo hợp tác lâu dài, bền vững thông qua sự hỗ trợ để phát huy thế mạnh trên các lĩnh vực hoạt động và kinh doanh, phù hợp với chiến lược kinh doanh của từng bên.
Dự án: BGI TOPAZ GARDEN - ZONE A thuộc Khu đô thị An vân dương tỉnh Thừa Thiên Huế với quy mô diện tích 13,47 ha, tổng mức đầu tư khoảng 630 tỷ đồng với 220 căn shophouse và liền kề, được đầu tư đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh cảnh quan phù hợp với quy hoạch được phê duyệt với thời gian hoàn thành dự kiến vào Quý III năm 2022.
Ảnh: Phối cảnh dự án