Thừa Thiên Huế – điểm “nóng” BĐS sau khi thị trường Phú Quốc và Đà Nẵng bão hoà
Thị trường bất động sản Thừa Thiên Huế đang dần khởi sắc từ việc điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính, làn sóng đầu tư công đổ mạnh vào cơ sở hạ tầng miền Trung. Theo các chuyên gia, Huế sẽ là "thỏi nam châm" thu hút giới đầu tư sau khi thị trường Phú Quốc và Đà Nẵng đã bão hòa.
Hàng loạt ông lớn đang đổ về HuếTrong tháng 4 vừa qua, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh địa giới để mở rộng TP Huế và sắp xếp 7/26 phường thuộc TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, giá đất ở TP Huế cũng bắt đầu tăng "phi mã". Theo ghi nhận, giá đất trên toàn tỉnh đang tăng đột biến sau khi có quyết định điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính. Đất ở các vùng ven khu vực TP Huế tăng từ 30 - 40% so với trước Tết Nguyên đán, có nơi tăng gấp đôi.
Nếu trước đây Huế chỉ được biết đến là một thành phố di sản thì nay Huế còn nổi lên là một vùng đất đầy tiềm năng cho thị trường BĐS. Có thể thấy, trong những năm gần đây, BĐS Huế đang chứng kiến sự quy tụ của nhiều ông lớn như Vingroup, CTCP Bất động sản Mỹ, Công ty TNHH Oleco-Nq hay tập đoàn BGI với dự án Topaz Downtown cũng đầu tư vào khu vực này.
Theo số liệu từ Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế, tính đến hiện tại, toàn tỉnh đã có 10 dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị đã được chấp thuận đầu tư, đã và đang triển khai xây dựng với diện tích đất khoảng 230,1ha, cùng khoảng 7.146 căn hộ, tương ứng khoảng 2,032 triệu m2 sàn.
Hạ tầng giao thông – đòn bẩy cho BĐS HuếTheo Nghị quyết 54, Thừa Thiên Huế được định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong giai đoạn 2021 - 2031. Để thực hiện lộ trình này, địa giới hành chính đô thị Huế sẽ được mở rộng gấp 4 lần so với hiện tại, tạo không gian phát triển đô thị. Đó cũng là cơ hội cho thị trường bất động sản Thừa Thiên Huế phát triển.
Từ đầu năm 2021, làn sóng đầu tư công vào dải đất miền Trung chính là nơi bắt đầu cho hàng loạt công trình giao thông với nguồn vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Cùng với việc đầu tư mở rộng sân bay quốc tế Phú Bài, tuyến đường cao tốc Bắc Nam qua khu địa bàn miền Trung cũng đang dần được hoàn thiện, có thể nói giao thông đối ngoại đến Huế đã được chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng cho Thừa Thiên Huế hoàn thiện hệ thống hạ tầng khung của đô thị trực thuộc trung ương.
Mặt khác, trong những năm qua, thành phố Huế đã xây dựng được hình ảnh đô thị thông minh, thành phố xanh - sạch - sáng với hạ tầng đô thị được hoàn thiện và nâng cấp hàng năm, các khu đô thị mới được đầu tư bài bản. Các dự án BĐS tại Huế cũng đóng góp một phần quan trọng trong quá trình hoàn chỉnh hạ tầng đô thị. Thừa thiên Huế đã sớm hoàn chỉnh quy hoạch để kêu gọi các nhà đầu tư đa dạng phân khúc như: các khu đô thị mới, du lịch nghỉ dưỡng, nhà ở thương mại, đất nền, phát triển đô thị, BĐS công nghiệp...
Tiềm năng của Huế nói riêng và miền Trung nói chung vẫn là vô hạnCùng với sự đi lên của đất nước, thành phố Di sản đang dần "thay áo mới" với nhiều dự án quy mô lớn. Song, việc gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa vẫn cần được chú trọng. Nhờ quy hoạch tốt, khu đô thị hiện đại như An Vân Dương đã tô điểm cho thành phố thêm sức sống. Cách lõi nội đô chỉ 10 phút, khu đô thị An Vân Dương sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho khách du lịch xuyên Việt ghé thăm.
Bên cạnh nắm bắt cơ hội sinh lời nhờ giá đất tăng cao, nhà đầu tư còn phải đối mặt với tình trạng sốt giá ảo, nhiều dự án vi phạm về xây dựng, không thực hiện bảo lãnh, chưa nghiệm thu chất lượng nhưng vẫn được đưa vào sử dụng. Chính vì thế, nhà đầu tư tại thị trường BĐS Huế vẫn đang rất thận trọng trong từng lựa chọn "rót tiền". Các dự án đầu tư được thực hiện bài bản, pháp lý rõ ràng, thông tin minh bạch sẽ có lợi thế thu hút khách hàng.
An Vân Dương là khu đô thị mới được tỉnh tiến hành đầu tư hạ tầng khung, kêu gọi các nhà đầu tư dần lấp đầy các dự án. Bộ mặt thành phố được thay đổi từng ngày một phần nhờ các dự án đô thị mới như thế. Dự án thành công cũng khẳng định sự đón nhận của người dân. Khu A đô thị An Vân Dương đã và đang được lấp đầy, hình thành phân khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ. Một vài dự án hiếm hoi còn lại trên các ô đất vàng khu A đang trở thành sản phẩm được tìm kiếm hàng đầu hiện nay.
Nhìn chung, mặt bằng giá bất động sản tại Thừa Thiên Huế hiện nay so với Nha Trang, Đà Nẵng đang còn một khoảng cách lớn. Thế nhưng, với những đột phá hạ tầng liên tiếp tại đây sẽ là bước đệm lý tưởng giúp các nhà đầu tư có cơ sở để kỳ vọng vào những cơ hội đầu tư sinh lời bền vững trong tương lai.
Theo: Cafebiz.vnChính thức ra mắt dự án: BGI Topaz Downtown Huế
[video width="1920" height="1080" mp4="https://bgi.vn/wp-content/uploads/2021/10/CLM_PGT.BGI_.Topaz_.Downtown_Ver5_30s_OPT2.mp4"][/video]
Thông tin về việc chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của BGI Group
Các nội dung chi tiết về việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của BGI Group:Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúngNghị quyết HĐQT vv chốt ds cổ đông thực hiện quyền mua cổ phầnBản cáo bạch_ BGIThông báo về ngày đăng ký cuối cùng thực hiện mua cổ phầnThông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
Chờ đợi Tháng 9 với siêu phẩm của BGI Group tại Cố đô Huế
[video width="1920" height="1080" mp4="https://bgi.vn/wp-content/uploads/2021/08/BGI-Topaz-Downtown-trailer-version-2.1PKD.mp4"][/video]
Chủ đầu tư BGI Group triển khai thi công Dự án: BGI Topaz Downtown tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Với tình hình đại dịch Covid -19 đã diễn ra phức tạp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như trên cả nước nên công tác triển khai dự án: BGI Topaz Downtown đã bị ảnh hưởng lớn đến kế hoạch của Chủ đầu tư. Tuy nhiên, cùng với quyết tâm và nhiệt huyết cao của Lãnh đạo cũng như cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống, Dự án BGI Topaz Downtown do Liên danh Công ty CP Tập đoàn BGI và Công ty CP Tập đoàn IUC làm chủ đầu tư đã được triển khai thi công các gói thầu thi công nhà mẫu và đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại Khu đô thị mới An Vân Dương, phường An Đông, TP Huế và xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đảm bảo tiến độ chung của Dự án.
Dự án BGI Topaz Downtown tọa lạc tại vị trí trung tâm, đắc địa và thuận lợi thuộc Khu A - Dự án Khu đô thị mới An Vân Dương được quy hoạch trên khu đất có diện tích khoảng 13,47 ha với 220 căn nhà shophouse, nhà liền kề với hạ tầng đồng bộ, đầy đủ công trình tiện ích toàn diện. Dự án là sự kết hợp hoàn hảo giữa khu dân cư sẵn có và cư dân mới, hứa hẹn mang đến một cuộc sống hiện đại, tiện nghi, đẳng cấp, góp phần đem lại những giá trị chất lượng nhất cho người dân tại Tp Huế và Thị xã Hương Thủy nói riêng và trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 650 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2022.
Theo kế hoạch đến Quý II/2022 BGI Group sẽ hoàn thành những sản phẩm đầu tiên của dự án để tung ra thị trường.
Những hình ảnh triển khai thi công tại hiện trường của Dự án:
- Cổng chính dự án:
- Thi công gói thầu xây dựng Nhà mẫu (hạng mục: ép cọc)
- Thi công gói thầu: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật
Đầu tư Apec rút lui, Liên danh Archi Viên Nam – Vinahud – BGI Group rộng cửa vào dự án KĐT Viên Nam.
Theo kết quả đánh giá hồ sơ năng lực, kinh nghiệm do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình công bố, liên danh Công ty Cổ phần Archi Viên Nam - VinaHud-BGI là nhà đầu tư duy nhất đáp ứng năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án khu đô thị sinh thái và vui chơi giải trí Viên Nam.Dự án khu đô thị sinh thái và vui chơi giải trí Viên Nam được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình công bố danh mục dự án sử dụng đất để đầu tư vào tháng 3 năm nay.Dự án được thực hiện tại xóm Đoàn Kết I, xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình. Mục tiêu dự án là xây dựng khu nhà ở biệt thự sinh thái hiện đại, đồng bộ về hệ thống hạ tầng kĩ thuật nhằm đáp ứng một phần nhu cầu phát triển nhà ở của thành phố cũng như tỉnh Hòa Bình.Dự án được phát triển trên diện tích 65ha, quy hoạch với quy mô dân số dự kiến 1.110 người, khách lưu trú không thường xuyên 900 người/ngày đêm. Dự kiến, dự án sẽ cung cấp ra thị trường 235 căn nhà, trong đó có 4 nhà sàn gỗ, 231 nhà biệt thự.Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 512 tỷ đồng. Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng tạm tính khoảng 53 tỷ đồng.Quá trình thực hiện dự án gồm 4 giai đoạn, cụ thể: quý IV/2021 thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư; từ quý I/2022 đến quý IV/2022 tổ chức giải phóng mặt bằng, san nền, xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; từ quý IV/2022 đến quý IV/2024 hoàn thành các hạng mục đầu tư hạ tầng của dự án theo nội dung dự án được duyệt; trong quý I/2025 sẽ thực hiện kinh doanh và bàn giao công trình.Sau khi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình thông báo mời nhà đầu tư đăng ký thực hiện, đã có 2 đơn vị nộp hồ sơ, gồm: Liên danh Công ty Cổ phần Archi Viên Nam - VinaHud-BGI Group và Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương.Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá hồ sơ, Công ty Cổ phần Đầu tư châu Á - Thái Bình Dương đã có đơn xin không tham gia dự án. Vì vậy, liên danh Công ty Cổ phần Archi Viên Nam - VinaHud - BGI trở thành là nhà đầu tư duy nhất đáp ứng năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án.Theo quy định, nhà đầu tư phải bảo đảm năng lực tài chính, có vốn chủ sở hữu tối thiểu là 76,856 tỷ đồng. Trường hợp liên danh, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư liên danh bằng tổng vốn chủ sở hữu của các thành viên liên danh.Nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu là 30%, từng thành viên liên danh có tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu là 15% trong liên danh.
BGI Group nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Dự án Khu đô thị phía Đông Nam thị trấn Đồng Mỏ.
Như vậy, chỉ sau đúng một tuần kể từ ngày UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành quyết định số 1328/QĐ-UBND ngày 05/7/2021 về chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị phía Đông Nam, thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của dự án theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời cũng là bước tiến để Nhà đầu tư thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã được phê duyệt.
Ngoài ra, song song với việc thực hiện các thủ tục đầu tư; tiến độ về các thủ tục liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng của dự án cũng được triển khai thuận lợi và đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Chi tiết nội dung văn bản kèm theo:BGI Group được chấp thuận Nhà đầu tư tại Dự án: Khu đô thị phía Đông Nam, TT Đồng Mỏ, H. Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Quyết định số 1328/QĐ-UBND ngày 05/7/2021 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận Nhà đầu tư tại Dự án: Khu đô thị phía Đông Nam, thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
Theo nội dung của Quyết định được ban hành, Nhà đầu tư được chấp thuận tại Dự án là Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng Chi Lăng và Công ty CP Tập đoàn BGI với các thông tin chính như sau:
1. Quy mô dự án: - Diện tích đất thực hiện dự án: 198.217 m2; - Diện tích đất xây dựng nhà ở: 58.203,4 m2; - Loại nhà ở: Nhà ở liền kề, biệt thự. - Số lượng nhà ở: dự kiến 581 lô đất xây dựng nhà ở (bao gồm: 571 lô đất ở liền kề, 10 lô đất ở biệt thự), trong đó dự kiến xây dựng công trình nhà ở (phần thô) cho 120 lô đất tiếp giáp Mặt cắt 1-1, quy mô đường rộng 31m và Mặt cắt 2-2, quy mô đường rộng 16,5m theo quy hoạch được phê duyệt. - Quy mô dân số: 3.090 người + 155 học sinh.
2. Tổng vốn đầu tư của dự án: 674.950.000.000 đồng (Sáu trăm bảy mươi tư tỷ, chín trăm năm mươi triệu đồng).
3. Tiến độ của dự án: 07 năm, kể từ ngày chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án.
4. Vị trí, địa điểm: thuộc ranh giới hành chính thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn với:
- Phía Bắc giáp khu dân cư hiện trạng và đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn; - Phía Nam giáp Quốc lộ 1; - Phía Đông giáp đường Đại Huề và khu đô thị phía Đông thị trấn Đồng Mỏ; - Phía Tây giáp khu dân cư phía Nam ga Đồng Mỏ.
Chi tiết nội dung Quyết định: FILE_20210705_165940_T7. Quyet dinh chap thaun dau tu du an KhudothiDongnam_dongMo